Tinxetai – Chính sách và quy định vận tải đường bộ đang được Bộ Giao thông vận tải đề xuất tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông đường thủy nội địa, Bộ luật Hàng hải Việt Nam và Luật Đường sắt.
Vận tải hàng hóa băng đường bộ – loại hình vận tại phổ biến nhưng vẫn còn phạm lỗi
Thực vậy, các công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp vừa và lớn tại Việt Nam hầu như sử dụng phương tiện xe tải, xe container để vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ. Thế nhưng có một số doanh nghiệp lại làm sai quy định về tải trọng, kết cấu xe, mặt hàng được huyên chở bằng đường bộ,…Khi các cơ quan có chức năng kiểm tra bất ngờ thì tình trạng vi phạm rất nhiều. Hậu quả mà việc không chấp hành luật lệ, quy định của Bộ Giao thông và Vận tải là gây ảnh hưởng đến giao thông đường bộ nói chung và tính mạng tài sản của người dân nói riêng khi gặp sự cố.
Thế nên, để trở thành một doanh nghiệp bền vững chúng ta cần nắm rõ và chấp hành nghiêm các quy định, luật lệ của Nhà nước. Trong số đó thực hiện tố các quy định về vận tải hàng hóa bằng đường bộ là không ngoại lệ.
Một số quy định mới về vận tải hàng hóa bằng đường bộ
Quy định về xây dựng và thực hiện quy trình bảo đảm ATGT trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô tại điểm b, khoản 1 Điều 12: Đơn vị KDVT hành khách theo hợp đồng, khách du lịch; vận tải hàng hóa bằng xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe ô tô có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên; bến xe hàng: thực hiện từ ngày 1/72016.
Quy định về thiết bị giám sát hành trình của xe tại điểm c, khoản 3 Điều 14 : Trước ngày 1/7/2016, đối với xe ô tô KDVT hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 7 tấn đến dưới 10 tấn phải được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định.
Việc xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ phải theo các quy định về tổng trọng lượng của xe, tải trọng trục xe, chiều cao, chiều rộng, chiều dài xếp hàng hóa được phép của xe quy định tại Điều 16, Điều –Điều 18 và Điều 19 của Thông tư này và không vượt quá khối lượng hàng hóa được phép chuyên chở ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.
Hàng hóa xếp trên xe phải gọn gàng, chằng buộc chắc chắn và không gây cản trở cho việc điều khiển xe, bảo đảm an toàn giao thông khi tham gia giao thông trên đường bộ.
Trường hợp xe thân liền kéo rơ moóc một cụm trục với khoảng cách tính từ tâm lỗ chốt kéo của thanh kéo đến điểm giữa của cụm trục của rơ moóc đo trên mặt phẳng nằm ngang của thanh kéo lớn hơn hoặc bằng 3,7 mét, tổng trọng lượng của tổ hợp xe £ 45 tấn;
Trường hợp xe thân liền kéo rơ moóc nhiều cụm trục với khoảng cách tính từ tâm lỗ chốt kéo của thanh kéo đến tâm trục trước hoặc điểm giữa của cụm trục trước của rơ moóc đo theo mặt phẳng nằm ngang của thanh kéo lớn hơn hoặc bằng 3,0 mét, tổng trọng lượng của tổ hợp xe £ 45 tấn.
Vừa qua Bộ GTVT liên tiếp tổ chức các hội thảo tại 3 miền để lắng nghe góp ý của các chuyên gia, DN để tiếp tục sửa đổi NĐ86. Theo kế hoạch Chính phủ giao, tháng 12/2016 sẽ phải trình Chính phủ NĐ này. Hiện Bộ GTVT đang tích cực thực hiện.
NĐ86 đã được sửa đổi, bổ sung một số những nội dung như: Từ 1/7 hàng loạt quy định mới như: xe 7 – dưới 10 tấn phải lắp thiết bị giám sát hành trình (TBGSHT), cấp phù hiệu; Về quy mô, đến 1/7 vận tải hàng hóa và xe buýt thì quy mô phải lớn hơn.
Trong năm 2015, Bộ GTVT đã triển khai công tác tuyên truyền NĐ86 mạnh mẽ, tuy nhiên trong quá trình triển khai, có nhiều đối tượng nằm trong NĐ86 chưa nắm được các quy định. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến độc giả về lộ trình của NĐ 86 và quy định cụ thể như sau:
1. Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi tại khoản 3 Điều 6: Từ ngày 1/7/2016, xe taxi phải có thiết bị in hoá đơn kết nối với đồng hồ tính tiền trên xe; lái xe phải in hóa đơn tính tiền và trả cho hành khách.
2. Quy định đối với lái xe, người điều hành vận tải và xe ô tô hoạt động kinh doanh vận tải tại điểm c, khoản 4 Điều 11: Trước ngày 1/7/2016, đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 7 tấn đến dưới 10 tấn phải được gắn phù hiệu theo quy định.
3. Quy định về xây dựng và thực hiện quy trình bảo đảm ATGT trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô tại điểm b, khoản 1 Điều 12: Đơn vị KDVT hành khách theo hợp đồng, khách du lịch; vận tải hàng hóa bằng xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe ô tô có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên; bến xe hàng: thực hiện từ ngày 1/72016.
4. Quy định về thiết bị giám sát hành trình của xe tại điểm c, khoản 3 Điều 14 : Trước ngày 1/7/2016, đối với xe ô tô KDVT hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 7 tấn đến dưới 10 tấn phải được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định.
5. Quy định về điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định tại khoản 4 Điều 15:
Khoản 4 quy định: Từ ngày 1/7/2016, doanh nghiệp, HTX kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định từ 300 kilômét trở lên phải có số lượng phương tiện tối thiểu như sau:
Điểm a: Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương: Từ 20 xe trở lên;
Điểm b: Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương còn lại: Từ 10 xe trở lên; riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ: từ 5 xe trở lên.
6. Quy định về Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt tại khoản 4 Điều 16:
Khoản 4 quy định: Từ ngày 1/7/2016, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt phải có số lượng phương tiện tối thiểu như sau:
Điểm a quy định: Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương: Từ 20 xe trở lên;
Điểm b quy định: Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương còn lại: Từ 10 xe trở lên; riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ: Từ 5 xe trở lên.
7. Quy định về cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô tại điểm c khoản 2 Điều 20: Trước ngày 1/72016, đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 7 tấn đến dưới 10 tấn phải được cấp Giấy phép kinh doanh.